Dipa Ma Cuộc Đời Và Di Huấn
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó. Tôi được nghe nói về Bà lần đầu khi theo học Thiền với sư phụ Anagarika Munindra tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) bên Ấn Độ vào năm 1967. Sư phụ tôi đã rèn luyện Bà Dipa Ma ở Miến Điện khi thầy còn hành thiền và giảng dạy trong chín năm trước đó. Thầy thường kể lại, Bà là một thiền giả được nhiều sự chứng đắc khác thường, mà quí vị sẽ đọc thấy trong tập sách này. Điều mà sư phụ tôi không nói thành lời nhưng lại nổi bật hẳn trong lần gặp gỡ đầu tiên là phong cách đặc biệt của Bà đã làm cảm động bất cứ ai được tiếp xúc Bà. Đó là sự hài hòa của một vẻ bình an thanh tịnh nhất với một tình thương luôn tràn đầy. Sự tĩnh lặng và tình thương đó rất khác lạ với những gì tôi đã kinh nghiệm qua. Cả hai đức tánh đó chẳng phải là cái bản ngã, và chúng không đòi hỏi gì, cũng không cần đến bất cứ gì đền đáp lại. Thật giản dị, trong sự vắng bóng của tự ngã, tình thương và an hòa là những gì còn lưu lại đó.
Dipa Ma làm khơi dậy được trong ta những nỗ lực tốt đẹp nhất chẳng phải bằng những quy luật mà chính vì Bà là nguồn cảm hứng. Bà chỉ cho thấy nhưng gì có thể làm được, bằng cách hãy là những gì có thể được – và điều đó đã nâng bổng lên tảng chướng ngại đang chận ngang các nguyện vọng của chúng ta. Bà đặt niềm tin tưởng chẳng hề lay chuyển nơi khả năng của mỗi ai đang bước trên con đường đạo pháp. Lòng tin cậy đó được trang trải cùng với phương cách biết tùy thuận vào bất cứ cảnh huống nào của chúng ra đang sống kèm theo sự kiên trì nhắc nhở ta luôn phải đào sâu hiểu biết qua công phu thực tập liên tục.
Mặc dầu Dipa Ma chỉ sang Tây phương có hai chuyến, nhưng ảnh hưởng Dipa Ma đối với nền Phật học ở Mỹ Châu thật là sâu xa. Bà là vị nữ thiền sư đầu tiên và hoàn toàn thành mãn theo truyền thống Theravada (Phật Giáo Nguyên Thủy) đã đến giảng dạy trên đất nước này. Dù có tín tâm thật thâm sâu đối với truyền thống, Bà vẫn tin tưởng mãnh hệt rằng các thành tựu về tâm linh của nữ phái (kể cả các bà nội trợ) có thể bằng, hay lắm khi còn viên mãn hơn phía nam giới luôn chiếm đa số trong hàng giáo phẩm. Trong ý hướng đó, Dipa Ma đã trở nên con người mẫu dũng mãnh làm gương sáng cho phụ nữ và cả nam giới nữa. Ảnh hưởng của Bà đối với thật nhiều hành giả vẫn còn âm vang trong cộng đồng đạo pháp
Tôi rất hoan hỉ và biết ơn đối với Amy Schmidt đã cho ra đời quyển sách tuyệt vời này.
Đây là một cơ hội quí báu cho nhiều người trong chúng tôi được nhắc nhở lại những mẩu chuyện, những cuộc gặp gỡ với Dipa Ma và là duyên lành cho những người khác được biết đến Dipa Ma lần đầu.
Joseph Goldstem
Hội Thiền Minh Sát
(Insight Meditation Society)
Tháng Ba năm 2002
Những người đã cộng tác
* Dipa Barua là con gái của Dipa Ma. Bà giúp việc trong Chánh Phủ Trung Ương ở Kolkata (Calcutta) và thường tham gia công tác trong các tổ chức xã hội và tôn giáo. * Jyotishmoyee Barua là nội trợ ở Kolka và có năm con. * Pritimoyee Barua là nội trợ ở Kolkata, …
Chương 13: Ngập sâu trong ân sủng
Lời giáo huấn của một vị đại sư có thể mang nhiều hình thức. Một trong những lối giáo hoá mạnh mẽ nhứt và nhiệm mầu nhứt chính là sự thân giáo, phát xuất từ bản thân hiện diện của vị thầy. Như nhiều người đã xác nhận, chính lối sống bình dị, trong sáng …
Chương 12: Trước mặt Thầy: vấn đáp
Các câu hỏi và lời giải đáp sau đây được ghi chép lại trong các cuộc phỏng vấn với Dipa Ma tại Ấn độ vào những năm của thập niên 1970 và tại Hội Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society) vào những năm của thập niên 1980. — Tôi phải tập Thiền Minh Sát (Vipassana) …
Chương 11: Mười bài học để sống đời
Tiểu sử của Dipa Ma là một truyện thần kỳ kiễu mẫu của những người đang đi tìm con Ðường giải thoát. Các giai đoạn được mô tả — dấn bước, phát nguyện, đối đầu và khắc phục các khó khăn, tìm ra được sự giải thoát, và chia xẻ các sự khám phá của …
Chương 10: Thích nữ vô úy
“Tôi có thể làm được những gì đàn ông có thể làm.” Dầu là một người goá phụ đơn chiếc với con thơ, cố gắng noi theo con đường đạo pháp trong giới hạn của một xã hội phụ hệ của Ấn độ và một hệ thống giáo phẩm nặng về tôn ti của Phật …
Chương 9: Thần thông tự tại
“Chỉ cần đạt được định lực thâm sâu”. Dipa Ma phát triển các năng lực tâm linh của bà dưới sự hướng dẫn của thiền sư Munindra và bà chẳng hề thi triển thần thông, trừ phi khi vị thiền sư nầy yêu cầu. Thần thông, năng lực tâm linh phi thường ấy, chẳng phải …
Chương 8: Ðảnh lễ Tình Thương
“Tâm bạn biết tất cả.” Một buổi sáng, trong quán cà phê đông khách ở Santa Fe, tôi hỏi Sharon Salzberg, ” đã tặng chị món quà nào quí giá nhứt?” Sharon im trong giây lát, và gương mặt bà trở nên xúc động. ” thật sự thương tôi lắm, chị đáp. Và sau khi …
Chương 7: Bạn sống đời bạn ra sao?
“Trọn con đường của chánh niệm là: Ðang làm gì, phải ý thức việc đang làm.” Tôi được nghe một vị thiền sư có lần nói với bạn: “Tôi biết anh ta đang học được một việc gì, bởi vì bây giờ thấy bới khó sống gần anh ấy.” Tuệ giác, tuệ giác thật sự, …
Chương 6: Sự giải thoát sâu xa nhứt
“Lần hồi, tôi làm quen với sự đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, sự khởi sanh của đau khổ, và sự chấm dứt của đau khổ. Dipa Ma tin tưởng, một cách vô điều kiện, rằng sự giác ngộ — sự giải thoát hoàn toàn của tâm và trí — là mục đích của …