“Tâm bạn biết tất cả.”
Một buổi sáng, trong quán cà phê đông khách ở Santa Fe, tôi hỏi Sharon Salzberg, ” đã tặng chị món quà nào quí giá nhứt?”
Sharon im trong giây lát, và gương mặt bà trở nên xúc động. ” thật sự thương tôi lắm, chị đáp. Và sau khi bà mất rồi, tôi thường tự hỏi “Rồi có ai thật sự thương yêu tôi như bà nữa chăng?”
Cả hai chúng tôi rơi vào im lặng, và trong một khoảng thời gian lâu, dường như có một cánh cửa mở ra một thế giới khác. Trong cảnh giới mới đó, chỉ có một sự việc duy nhứt: tình thương toàn vẹn tràn đầy.
“Dĩ nhiên, Sharon lại nói tiếp với nụ cười hồn nhiên, “đó chẳng phải chỉ riêng cho một mình tôi. Tình thương ấy chẳng có tính cách cá nhân.”
Jacqueline Mandell đã có lần hỏi rằng chị có nên tu tập về tỉnh giác hay về tâm từ. đáp, “Theo kinh nghiệm của riêng tôi, chẳng có sự khác biệt giữa tỉnh giác và từ bi”. Ðối với bà, tình thương và tỉnh giác chỉ là một. Xin hãy nghĩ lại cho kỹ. Khi bạn thương yêu trọn vẹn, phải chăng bạn cũng đang tỉnh giác? Và khi bạn tỉnh giác oàn toàn, đấy chẳng phải là bản chất của lòng thương sao?
Joseph Goldstein nhắc lại một lần ông thấy đảnh lễ Ðức Phật, rõ ràng là lúc ấy chẳng có thêm một ai ở đó, đấy chỉ là “tình thương đang đảnh lễ tình thương.” Một học viên khác nói, “Ðối với , sự giác ngộ chính là tình thương rộng lớn. Giáo pháp của bà qui về việc liên hệ với tất cả mọi người và từ ái”. Tâm bà, cũng như cửa nhà bà, luôn luôn rộng mở. Và trong tâm cao thượng đó, mỗi người — dầu trong buồn phiền hay trong hoan lạc — đều có thể đến và đi, và được ôm ấp trong vòng tay tình thương của bà. Asha Greer, một giáo sĩ Sufi, mô tả lần ông được ôm hôn: “thật là đầy suốt đến nổi cả tấm thân thước tám của tôi xuyên thấu qua tâm bao la và rỗng vắng của bà, mà vẫn còn chỗ cho cả bầu trời.”
Nguyện cầu cho tên trộm. – Ðã vài năm qua, cứ mỗi lần tôi đến New York là chiếc xe của tôi bị đâp kiếng và máy thâu thanh bị cướp mất. Tôi vừa được bạn mời dự đám cưới ở Queens. Tôi nói với , tôi tính đi xe lửa, vì máy thâu thanh trên xe tôi thường bị ăn cắp. — Ðừng có khùng! Bà bảo, “Cứ lấy xe đi đi.”
Thế là chúng tôi lấy xe đi, kỳ nầy xe được trang bị thêm một hệ thống an toàn. Chúng tôi đậu xe bên lề và vào dự đám cưới. Khi trở ra, xe tôi lại bị đập kiếng như các lần trước. Lần nầy, chúng lấy chẳng những cái máy thâu thanh mà cả những dĩa nhựa nữa. Khi về đến nhà, tôi vừa bước qua cửa, đã hỏi: “Ðám cưới thế nào?”. Tôi đáp, “Ðám cưới vui lắm. Nhưng xe tôi lại bị đập kiếng nữa, máy thâu thanh bị cướp mất, và tôi hết sức phiền lòng!”
phá lên cười. — Có chi đáng tức cười vậy?
— Trong kiếp trước, anh chắc là một tên trộm. Còn bao nhiêu lần nữa anh thấy cần phải bị mất máy thâu thanh?
— Bà nói cho tôi biết đi, còn mấy lần nữa, để tôi biết mà chuẩn bị. Lờ đi câu hỏi của tôi, bà hỏi thêm:
— Anh đã làm gì? Phản ứng của anh ra sao khi chiếc xe bị đập kiếng?
— Tôi nổi khùng lên, vì đã nhiều lần bị như thế rồi. Và chuyến nầy, tôi đã cẩn thận gắn thêm hệ thống an toàn.
Bà nhìn tôi chưng hửng. “Anh muốn nói là anh chẳng hề nghĩ đến tên trộm, đời nó buồn phiền đến mức nào à?” Bà nhắm mắt lại và bắt đầu lặng lẽ niệm kinh, và tôi biết bà đang rải tâm từ bi đến cho tên ăn trộm. Thật là một bài học đáng giá cho tôi. — Steven Schwartz
Một người khác để thương. – Bà rất giàu tình thương và cư xử tựa như bà ngoại thương cháu. Khi bạn vừa tới Ấn độ, đến thăm bà, câu hỏi đầu tiên của bà là “Bạn mạnh giỏi thế nào? Sức khoẻ bạn ra sao? Ăn uống có ngon không, có chịu đựng được khí hậu và thực phẩm ở đây không? ” và nhiều câu khác đại loại như thế… Bà nở nụ cười khi có người bước vào nhà, và rồi lời chào mừng đượm đầy lòng từ ái tuôn ra như cơn mưa rào. Ðâu kể gì người nào đã bước vào, đâu xá chi trường hợp nào hoặc điều nào họ kể lại với bà: sự phân biệt đối xử chẳng bao giờ thích hợp với bà. Ðiều quan trọng chỉ giản dị là có một khác tới để bà rải tình thương. — Jack Kornfield
Tôi cũng có quà cho bạn nữa. – Trong chuyến đi đầu tiên của tôi sang Ấn độ, bạn tôi, Sharon Salzberg, đã tháp tùng và chia xẻ với tôi những kinh ngiệm thích thú của chị. Tại Benares (Ba la nại) có một thứ kẹo ngọt hết sức đặc biệt, gọi là rasmali, mà chị muốn tôi thử thưởng thức. Thật là ngon đáo để.
Trở lại Calcutta, chúng tôi đến gặp . Bà hỏi tôi: “Bạn thích điều gì nhứt ở Ấn độ?” Tôi tưỏng tượng câu trả lời đúng đắn nhứt có lẽ như thế nầy, “Tôi đã cầu nguyện trong một ngôi đền ở Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya)” hay là “Tôi đã thấy được một bức tượng của Ðức Phật đẹp tuyệt vời”, hoặc là “Tôi đã tham dự một kỳ an cư”. Nhưng tôi lại buột miệng thốt ra điều vừa thoáng qua trước nhứt trong đầu, “Tôi đã ngậm mấy viên kẹo ở Benares, thật là ngon!” Sharon liếc xéo tôi một cái, và tôi tự hỏi thầm, chẳng biết đã nghĩ thế nào về câu trả lời của tôi.
Ðến khi chúng tôi sắp rời Calcutta, trên đường đến phi trường, chúng tôi ghé lại để giã biệt . Chúng tôi vái lạy bà và hiến dâng một tặng phẩm. Bà bảo, “Tôi cũng có quà cho hai bạn nữa”, vừa nói bà vừa đặt mấy viên kẹo rasmali trước mặt chúng tôi.
Bà đã sai vị hôn phu của Dipa đi lùng khắp Calcutta để tìm cho ra loại kẹo đặc biệt đó của Benares. Tôi đã xúc động vô cùng trước cử chỉ bà ban tặng cho tôi điều tôi thật tình mong muốn, dầu đó là điều gì đi nữa. Nếu tôi bảo lưỡi tôi đã thích thú thưởng thức, chắc rồi bà cũng sẽ bồi dưỡng phần thân thể đó của tôi. — Steven Schwartz
Rải tâm từ ái đến mẹ bạn. – Tôi được gặp một người đến Ấn độ để tu tập thiền vào cuối thập niên 60 và đầu 70. Chàng ta là một thiền sinh rất khao khát tập luyện. Anh cạo đầu, mặc áo tràng trắng, và sống nhiều năm trong các chùa chiền, đền thờ và tu viện. Cha mẹ anh rất ghét việc đó. Vào thời ấy, anh ở khoảng hơn ba mươi tuổi, và cha mẹ muốn anh theo học y khoa hay trường luật. Nhứt là người mẹ rất đau buồn, coi như anh đã chết rồi, và bà mất một đứa con trai. Mỗi khi anh đến gặp , bà đều hỏi thăm về mẹ anh. “Mẹ bạn có mạnh giỏi không? Mỗi khi bạn ngồi thiền, bạn có rải tâm từ bi đến mẹ bạn không? Khi đang tu tập thiền, bạn phải nên nhớ nghĩ đến mẹ trong tâm bạn, và gởi lòng từ ái đến cho bà.”
Có một lần bà rút dưới nệm trong phòng bà và lấy ra một sấp giấy bạc, tiền Ấn. Bà cầm tờ giấy bạc một trăm ru pi, trị giá tương đương khoảng mười hai đô la Mỹ, một số tiền khá to đối với bà. Bà đặt tiền vào tay anh, kéo mấy ngón tay anh nắm chặt lại, và nói: “Ði mua ngay một món quà và gởi thẳng về cho mẹ bạn.” Ðấy là đường lối bà giảng dạy. — Jack Kornfield
Vuốt ve hết tất cả. – Khi đến ở nhà chúng tôi lần đầu, bà với đứa cháu ngoại bà, Rishi, cả hai rất sợ con chó trong nhà. Từ nào tới giờ, bà đâu có sống trong nhà mà có chó ở chung. Loài chó ở trong xóm bà, phần lớn đều gầy ốm mất vệ sinh, cho nên việc nuôi chó ngay trong nhà mình ở là điều chẳng hợp lý.
Tuy nhiên, chỉ chừng trong gần hai tuần lễ thì có môt sự thay đổi kỳ diệu trong mối tương quan giữa bà và con chó. Chữ “chó” (Dog) là danh từ Anh ngữ đầu tiên mà bà học được. Mỗi buổi sáng, bà đi xuống lầu và nói bấp búng câu tiếng Anh, “Chó, con chó đâu rồi?” Và con chó Yeats (đọc là Dít ) lại chạy đến, và bà ngồi quì xuống, tay vuốt ve nó với tất cả tấm lòng từ bi, cũng như khi bà vuốt đầu chúng tôi và các thiền sanh khác.
Con Yeats thích lắm. Thật là một cảnh ngoạn mục nhìn thấy người và thú liên hệ nhau như thế, một phần vì trước đây bà còn rất ngán sợ lũ chó; và ta có thể nhận thấy ra được sự tùy duyên biến đổi trong phần văn hoá của bà. Nhưng bà chỉ đem con chó vào tâm đang rộng mở của bà, và cả hai, người và thú, trở nên đôi bạn thân tình. Ðến ngày bà từ giả chúng tôi, bà bước đến gần con Yeats, ngồi quì xuống bên nó, nói chuyện với nó, và từ bi cầu nguyện cho nó. — Steven Schwartz
Chú gấu nhồi bông “Khất sĩ”. – Trong thời gian đến giảng dạy ở Hội Thiền Minh Sát (IMS, Insight Meditation Society), vào năm 1984, tôi có bắt gặp một chú gấu nhồi- bông bị vứt bỏ trên nắp thùng rác trong vùng lân cận. Tôi nhặt lên và mang đến cho Rishi, cháu ngoại của , bấy giờ cũng theo bà trong chuyến du hành sang Mỹ. Chúng tôi đặt pháp danh cho chú gấu là “Khất sĩ”, Anagarika Teddy, (Anagarika = Phi gia chủ, Khất sĩ; Teddy bear = con gấu nhồi bông, để trẻ con chơi). Khi gia đình rời khỏi Thiền đường IMS, chú gấu được ở lại, giao cho tôi săn sóc. Nhưng tôi lại ít khi nhớ đến nó.
Hai năm sau, tôi có dịp sang Ấn độ và đến thăm ở Calcutta. Khi thấy tôi, bà hỏi ngay, “Còn chú gấu Khất sĩ (Anagarika Teddy) ra sao?” Bà cũng chẳng quên ngay cả con gấu nhồi bông lượm được trên thùng rác. Tôi đứng đấy sững sờ. Ðiều nầy đã khiến tôi thấy rõ nơi bà mối quan tâm của bà đối với mọi sanh vật, còn đang thở như chính tôi đây, và luôn cả tâm trí thanh tịnh của bà. — Buzz Bussewitz
Khi tâm chẳng sợ. – Khi sắp rời Hội Thiền Minh sát (IMS, Insight Meditation Society), cả nhóm chúng tôi, gần hai mươi người, cùng đứng gần bà, chắp tay ngang ngực. Vì một lý do nào đó, trước khi bước lên xe, bà quay lại nắm lấy tay tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi, thật gần, và cầm lấy bàn tay tôi trong im lặng. Bà nhìn tôi với hết sức thương mến, với hết sức trống vắng, với hết sức ân cần. Trong giây phút đó, bà truyền sang cho tôi một niềm từ bi thật trọn vẹn và chân tình… một nguồn shakti (năng lực tâm linh) tuôn tràn ra từ bà. Rồi bà nhìn quanh, kế từ từ bước lên xe.
Trong một phút giây, bà đã cho tôi nếm hương vị của tình thương mà từ hồi nào đến giờ tôi chưa từng hưởng. Dó là một tình thường thật hiếm có, chẳng đượm chia ly, chẳng vướng phân biệt. Ðây là lần đầu tiên tôi được thọ hưởng những gì có thể hiện khởi trước sự hiện diện của một bực đã giác ngộ. Giây phút đó mãnh liệt cho đến nổi tôi cảm thấy như vừa xảy ngày hôm qua.
Biết được tình thương đó, và nhận thấy có thể đem chia xẻ nó cùng với người khác, đó là một nguồn cảm hứng chân thật cho tôi, trên con đường đạo. là hiện thân của tình thương tràn ngập tuôn ra, khi tâm ta chẳng hề sợ hãi. — Sharda Rogell
Ánh sáng nơi Calcutta. – Bà đã chiếm một chỗ trong trái tim tôi, đã vượt xa khỏi sự sợ hãi và hỗ thẹn, một nơi hoàn toàn mới lạ và ngây thơ. Ðó là điều, bà là ai, và bà nhìn mỗi người trong chúng ta ra như thế nào. Khi rời khỏi nhà bà, tâm tôi rộng mở đón tiếp sự kỳ diệu và thanh tịnh đó. Lần thứ nhứt trong đời tôi, tôi có thể nhìn sự thống khổ và nghèo đói ở Calcutta theo một hướng khác. Ánh sáng dường như đã tỏa xuống, rạng rỡ trên thân những người cùi hủi và hành khất, và tôi đã có thể nhìn thấy bản thể của mỗi người. — Steven Smith